1. Tổng quan về sơ cấp cứu ban đầu
Trước khi tìm hiểu quy trình và các bước sơ cấp cứu đúng chuẩn, dưới đây là một số thông tin tổng quan về định nghĩa và nguyên tắc thực hiện quy trình cấp cứu này mà bạn cần biết:
1.1. Sơ cấp cứu ban đầu là gì?
Sơ cấp cứu ban đầu là một quy trình quan trọng trong hệ thống chăm sóc cấp cứu, có vai trò tăng tỷ lệ sống sót cho bệnh nhân, đồng thời giảm ảnh hưởng do chấn thương, tai nạn và bệnh tật.
Những người thực hiện sơ cấp cứu ban đầu chính là các đối tượng tiếp xúc từ đầu với bệnh nhân. Nếu họ được đào tạo bài bản về sơ cứu, có kỹ năng thực hiện chuẩn thì sẽ giúp ích cho nạn nhân rất nhiều.
Sơ cấp cứu ban đầu có thể thực hiện ở bất cứ đâu. Bởi đa số những tình huống cấp cứu đều cần được thực hiện ngay từ những giây phút ban đầu nếu bệnh nhân chưa thể đến bệnh viện ngay lập tức.
1.2. Nguyên tắc sơ cấp cứu ban đầu?
Nguyên tắc sơ cấp cứu bao gồm 4 nguyên tắc cơ bản như sau:
Hít thở sâu, giữ bình tĩnh và không mạo hiểm với sự an toàn của của bản thân, nạn nhân hay những người xung quanh (Hạn chế việc có thêm nạn nhân)
Đảm bảo hiện trường an toàn trước khi thực hiện sơ cấp cứu ban đầu.
Tiến hành các bước sơ cấp cứu ban đầu (bảo toàn tính mạng cho bệnh nhân và thúc đẩy hồi phục nhanh chóng).
Thực hiện đầy đủ các bước, tránh thiếu sót hay bỏ sót thông tin quan trọng, không để bản thân bị choáng ngợp do lo lắng.
2. Hướng dẫn các bước sơ cấp cứu ban đầu
4 bước quan trọng trong quá trình sơ cấp cứu ban đầu bao gồm nhận định tình huống, lập kế hoạch sơ cứu, triển khai và đánh giá quá trình. Thực hiện đầy đủ các bước này sẽ giúp bạn không bỏ lỡ bất cứ một thông tin quan trọng nào:
2.1. Xem xét tình huống cần sơ cứu
Một số nguyên nhân dẫn đến việc cần sơ cứu như là tai nạn lao động, tai nạn giao thông, kẹt thang máy,…
Bước đầu tiên trong quy trình là bạn cần xem xét tình huống xung quanh. Hãy chắc chắn rằng môi trường an toàn cho cả bạn và nạn nhân. Sau đó, cân nhắc về tình trạng nạn nhân để lên kế hoạch sơ cứu.
Nhận định tình huống
Hãy chắc chắn môi trường xung quanh an toàn tuyệt đối với bạn và nạn nhân thông qua việc cân nhắc các yếu tố sau:
Vụ tai nạn có còn dấu hiệu nguy hiểm nào hay không? Có vấn đề nguy hiểm nào mới phát sinh?
Trong trường hợp có nhiều nạn nhân thì ai cần hỗ trợ trước?
Tình trạng nạn nhân
Đầu tiên, kiểm tra xem nạn nhân còn thở không. Nếu không, khai thông đường thở cho bệnh nhân bằng cách thổi ngạt và loại bỏ dị vật.
Tiếp theo, bạn kiểm tra xem nạn nhân còn tỉnh không. Nếu không, tiến hành cấp cứu sự sống bằng cách ép tim hoặc thổi ngạt.
Kiểm tra xem chấn thương xảy ra ở đâu? Có ảnh hưởng đến cột sống không? Nếu có, hạn chế di chuyển nạn nhân.
Kiểm tra tình trạng sốc trên bệnh nhân. Nếu có, hãy tiến hành hỗ trợ tâm lý.