Nghiệp vụ bảo vệ

Nghiệp vụ bảo vệ

Nội dung: Gồm 05 nội dung chính

Tác phong điều lệnh.

Ngôn phong, giao tiếp ứng xử.

Sơ cấp cứu người bị nạn.

Phòng cháy và chữa cháy.

Quy trình xử lý một số tình huống khẩn cấp.

Chuyên đề 1: Điều lệnh, tác phong làm việc

Bảo vệ là người trông coi và bảo vệ tài sản, là người tiếp xúc với khách hàng đầu tiên, là bộ mặt của công ty chính vì vậy chất lượng dịch vụ rất quan trọng trong công tác bảo vệ tại mục tiêu.

Để chất lượng dịch vụ tốt thì bảo vệ phải đảm bảo về đồng phục, tác phong làm việc, giao tiếp với khách hàng tốt và không mắc lỗi tại mục tiêu làm việc.

Điều lệnh trong giáo trình nghiệp vụ bảo vệ

Tóc: Phải hớt cao, không dài quá tai, không nhuộm màu.

Đồng phục: Mang mặc phải đúng theo quy định công ty (Quần áo, cavat, mũ, giày, thắt lưng, bảng tên).

Giày: Mang giày tây, màu đen và phải phù hợp tại nơi làm việc

Thắt lưng: Màu tối, không lòe loẹt.

Bảng tên: Đúng bảng tên của mình và phải được đóng dấu của công ty.

Tác phong làm việc trong giáo trình nghiệp vụ bảo vệ

Khi đứng: Đứng thẳng người, 02 chân mở rộng bằng vai, tay buông tự nhiên, không bỏ tay vào túi quần hoặc chống tay vào hông khi đang tiếp chuyện với khách hàng. Không tụ tập, nói chuyện riêng hoặc sử dụng điện thoại trong giờ làm việc.

Khi ngồi: Ngồi ngay ngắn, không ngồi lên xe của khách hàng, hai chân mở rộng, lưng thẳng, mắt nhìn thẳng, không tháo giầy ra khỏi chân, không ngồi rung đùi, không ngửa cổ ra sau hoặc cúi đầu xuống, không chống tay lên cằm.

Chuyên đề 2: Ngôn phong, giao tiếp với khách hàng

Chuyên đề tiếp theo trong giáo trình huấn luyện nghiệp vụ bảo vệ đó là ngôn phòng và giao tiếp.

I/. Yêu cầu

Tươi cười gật đầu chào khách với thái độ tôn trọng.

Chào hỏi khách hàng, gọi tên nếu biết.

Đưa thẻ xe cho khách bằng 02 tay.

Dẫn xe, hướng dẫn nơi để xe cho khách, giúp đỡ tận tình.

Sắp xếp xe ngay ngắn, gọn gàng.

Mở cửa xe đối với xe ô tô.

Che dù cho khách khi trời mưa và úp mũ bảo hiểm cho khách.

Hỗ trợ lấy xe cho khách khi ra.

II/. Lưu ý một số lỗi thường gặp

Sử dụng điện thoại trong giờ làm việc.

Không phát thẻ xe cho khách.

Tác phong không nghiêm túc.

Hỗ trợ khách không nhiệt tình.

Chuyên đề 3: Sơ cấp cứu người bị nạn

Chuyên đề 3 trong giáo trình đào tạo nghiệp vụ bảo vệ đó là kỹ năng sơ cứu.

I/. Khi phát hiện nạn nhân ngất xỉu

Di chuyển tới vị trí nạn nhân bước lên vị trí cạnh đầu của nạn nhân 02 chân đứng song song với 02 vai của nạn chân cách mũi chân khoảng 20cm, sau đó dùng 02 tay nắm lấy 02 cổ tay của nạn nhân. Dùng cơ lưng và vai từ từ nhấc đầu nạn nhân rời khỏi mặt đất, từ từ kéo nạn nhân ra khỏi vùng nguy hiểm.

II/. Thực hiện động tác sơ cứu nạn nhân

Sau khi di chuyển nạn nhân ra khỏi vùng nguy hiểm từ từ đặt 02 tay nạn nhân xuống dạng rộng ra hai bên.

Kiểm tra động mạch của nạn nhân, chọn tư thế ngồi phía bên tay phải của nạn nhân, dùng 02  ngón tay khép lại ấn vào vị trí lõm dưới cổ nạn nhân.

Nếu phát hiện nạn nhân mạch không còn đập ta tiến hành đỡ cổ nạn nhân ngữa lên cho thông đường thở.

Sau đó ta tiến hành ép tim lồng ngực (30 lần), quỳ thẳng người 02 tay nắm chặt cách vị trí từ ức lên 5cm chết về bên trái, ấn mạnh.

Sau đó tiến hành thổi ngạt, tay phải để vào trán nạn nhân, tay trái đưa ra sau gáy nâng cổ nạn nhân cho cuống họng được thẳng, sau đó dùng tay mở miệng nạn nhân ra thổi ngạt 15 lần, 02 động tác ép tim lòng ngực và hà hơi thổi ngạt liên tục cho đến khi nào nạn nhân có dấu hiệu thở trở lại.

Tiếp tục kiểm tra động mạch của nạn nhân. Đây là công việc thực hiện 2 lần tại giáo trình đào thuận nghiệp vụ bảo vệ ở chuyên đề 3.

Đưa nạn nhân về tư thế nằm nghiêng, tay phải nâng đầu gối nạn nhân lên, tay trái nắm lấy tay trái của nạn nhân vòng qua áp sát bên tai phải của nạn nhân, tay phải đỡ lấy bụng nạn nhân dùng lực lật nạn nhân về tư thế nằm nghiêng một cách dứt khoát, đỡ đầu nạn nhân lên và lấy tay mình ra.

Chỉnh lại cổ nạn nhân thẳng, sau đó kê đầu nạn nhân để nước bọt trong miệng chảy ra ngoài.

Liên hệ lực lượng cấp cứu chuyên nghiệp 114.

Chuyên đề 4: Công tác phòng cháy và chữa cháy tại mục tiêu

Kế tiếp chuyên đề 3 trong giáo trình huấn luyện nghiệp vụ bảo vệ đó là chuyên đề về phòng cháy chữa cháy.

A/. Lý thuyết: Giới thiệu một số bình chữa cháy trong giáo trình nghiệp vụ bảo vệ.

I/. Bình chữa cháy CO2

1/. Cấu tạo

Thân bình làm bằng thép đúc, hình trụ đứng và thường thì thân bình được sơn màu đỏ.

Cụm van làm bằng hợp kim đồng có cấu tạo kiểu van vặn 01 chiều, hay kiểu van lò xo nén 01 chiều thường đóng, có cò bóp phía trên, cò bóp cũng đồng thời là tay xách. Tại đây có chốt hãm kẹp chì bảo đảm chất lượng bình.

Trong bình và dưới van là ống nhựa cứng dẫn khí CO2 được nén lỏng ra ngoài.

Loa phun làm bằng kim loại hay cao su, nhựa cứng và được gắn với khớp nối bộ van qua một ống thép cứng.

Thông thường, bình cứu hoả đều được sơn màu đỏ (trừ bình của Ba Lan sơn màu trắng và bình loại CDE của Trung quốc sơn màu đen).

Trên thân bình đều có nhãn ghi đặc điểm của bình, cách sử dụng, ….

Bình chữa cháy CO2 MT2: Chứa 02 kg khí CO2 trong bình | Tổng trọng lượng cả bình khoảng 08 kg.

Bình chữa cháy CO2 MT3: Chứa 03kg khí CO2 trong bình | Tổng trọng lượng cả bình khoảng 10 kg.

Bình chữa cháy CO2 MT5: Chứa 05kg khí CO2 trong bình | Tổng trọng lượng cả bình khoảng 16 kg.

Bình chữa cháy CO2 MT24: Chứa 24kg khí CO2 trong bình | Tổng trọng lượng cả bình khoảng 90 kg.

2/. Nguyên lý hoạt động

Cơ chế chữa cháy (tác dụng) của bình CO2 là làm lạnh do khí CO2  ở dạng lỏng khi bay hơi sẽ thu nhiệt xung quanh, nhiệt độ lạnh tới – 79 độ C chuyển từ dạng lỏng sang dạng khí.

Vì là bình chữa cháy dạng khí nên nên phạm vi chữa cháy của bình CO2 rất rộng, lan tỏa rất nhanh, khống chế đám cháy loại A (Gỗ, giấy) và đám cháy loại E (Điện) cực kỳ tốt. Lý tưởng sử dụng cho các nhà máy có nhiều thiết bị điện tử.

Lượng khí CO2 được nén chặt trong bình dưới áp suất cao sẽ chuyển về dạng lỏng, nên khi sử dụng bình chữa cháy CO2 bóp cò tay xách là khí CO2 sẽ phun ra và có thể dập tắt đám cháy nhanh chóng chỉ cần dưới 10 giây.

3/. Phạm vi sử dụng

Bình chữa cháy CO2 (Dioxit cacbon) thường được dùng để dập các đám cháy thiết bị điện tử, đồ vật quý hoặc thực phẩm vì khi phun không lưu lại chất chữa cháy CO2 trên vật cháy nên không làm hư hỏng các thiết bị cháy.

Bình loại này thích hợp cho các đám cháy buồng, phòng, hầm, nơi kín khuất gió, kém hiệu quả với đám cháy ngoài trời hay nơi thoáng gió vì CO2 khuếch tán nhanh trong không khí.

Tuyệt số không dùng Bình CO2 để dập các đám cháy than hay kim loại nóng đỏ, vì khi khí CO2 kết hợp với các chất khí sinh ra từ than tạo thành khí độc và rất dễ nổ.

4/. Bảo quản và kiểm tra bình

Để nơi dễ tìm, dễ lấy, nếu để ngoài nhà phải có mái che, tránh những nơi có ánh nắng, nhiệt bức xạ mạnh và nhiệt độ cao

Bình khí đã qua sử dụng hoặc hỏng hóc cần để riêng, tránh nhầm lẫn khi chữa cháy.

Khi bảo quản nhất thiết không để bình gần các thiết bị, máy móc sinh nhiệt. Khi di chuyển bình cần tránh va đập mạnh.

Phải thường xuyên kiểm tra bình, vặn lại các đai ốc, kiểm tra tránh đ­ường vòi tắc, kẹt van.

Kiểm tra bằng quan sát, cân và so sánh với khối lượng ban đầu. Đây là bước rất quan trọng trong giáo trình đào tạo nghiệp vụ bảo vệ.

Tr­ước mỗi lần nạp khí mới và sau 05 năm sử dụng, vỏ bình phải đư­ợc kiểm tra áp suất.

Có thể kiểm tra bằng cách nhúng nư­ớc kiểm tra độ kín của bình.

Phải thường xuyên kiểm tra bình theo quy định của nhà sản xuất hoặc ít nhất 01 tháng/lần. Nếu trọng lượng Khí giảm quá 20% thì phải đem nạp lại khí. Nạp bình chữa cháy giúp cung cấp khí và áp suất phun chất chữa cháy.

5/. Cách sử dụng và lưu ý khi sử dụng

Khi có cháy xảy ra, di chuyển bình tới gần điểm cháy, giật chốt hãm.

Chọn đầu hướng ngọn lửa, hướng loa phun vào càng gần gốc lửa càng tốt.

Bóp hay vặn van để khí tự phun ra dập lửa.

Đọc hư­ớng dẫn, nắm kỹ tính năng tác dụng của từng loại bình để bố trí dập các đám cháy cho phù hợp.

Khi phun phải tắt hẳn mới ngừng phun

Khi dập các đám cháy chất lỏng phải phun phủ lên bề mặt cháy, tránh phun xục xuống chất lỏng.

Khi phun tuỳ thuộc vào từng đám cháy mà chọn vị trí, khoảng cách đứng phun cho phù hợp.

Không nên sử dụng bình để dập các đám cháy ngoài trời. Nếu dùng, khi phun phải chọn đầu hướng gió.

Đề phòng bỏng lạnh. Chỉ đ­ược cầm vào phần nhựa, cao su trên vòi và loa phun.

Trước khi phun ở phòng kín, phải báo cho mọi người ra hết khỏi phòng, phải dự trù lối thoát ra sau khi phun.

Cách bố trí bình chữa cháy phù hợp với diện tích sử dụng

Mức độ nguy hiểm thấp cần 01 bình/150 m2

Mức độ nguy hiểm trung bình 01 bình/75 m2

Mức độ nguy hiểm cao 01 bình/50 m2

Lưu ý về bình chữa cháy CO2 trong giáo trình đào tạo nghiệp vụ bảo vệ

Vì bình CO2 có tính làm lạnh, loãng không khí cực nhanh và mạnh, rất nguy hiểm khi không may phun trực tiếp vào người. Người dùng phải cực kỳ lưu ý vấn đề này.

Read 138 times Last modified on Thứ năm, 01 Tháng 8 2024 00:26

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ BẢO VỆ VỆ SỸ THIÊN LONG GROUP

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ BẢO VỆ VỆ SỸ THIÊN LONG GROUP
Địa chỉ: 23/27 Nguyễn Hữu Tiến, P. Tây Thạnh, Q. Tân Phú, TP. HCM
Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
Hotline: 0987 329 309

Zalo: 0987 329 309
Chat Zalo: 0987 329 309
Hotline: 0987 329 309